Trang chủThông tin thị trườngGiao dịch trực tuyến  Quan hệ cổ đôngPhân Tích Báo Cáo
Tin HOSE
Tin HASTC
Tin đấu giá
Tin kinh tế
Tin VIS
   
 
02:34 - Thứ sáu, 18/07/2008
Sức cầu có suy kiệt?
84 mã CP tăng giá lúc đóng cửa thị trường ngày 17.7 giúp VN-Index tiến thêm 3,3 điểm. Tuy nhiên càng đi sâu vào dải 480-500 điểm, sức ỳ của thị trường càng lớn, nhất là khi trên 1.273 tỉ đồng đã được rút ra ngày 16.7 trong phiên xả hàng có khối lượng kỷ lục trong lịch sử TTCKVN.

"Tứ trụ" sẽ trụ vững?

Phiên giao dịch rất bất thường ngày thứ tư vừa qua càng làm tăng thêm sự nghi ngờ về khả năng vượt dốc tiếp theo của chuyến tàu Index. Trừ những hành động mua tay phải, bán tay trái, khối lượng chuyển nhượng quá lớn có thể dẫn đến sự suy yếu của sức cầu vì nguồn tiền chảy vào thị trường có hạn.

Tuy nhiên, diễn biến mua vào khi giá bị đè xuống cũng phần nào cho thấy lực lượng mới tham gia thị trường cũng không phải nhỏ, đặc biệt là dồn lực rất trọng điểm vào nhóm blue-chips đang giữ nhịp thị trường. DPM, HPG, STB tại sàn HoSE được giải quyết rất chóng vánh và PVS tại sàn HaSTC, SSI tại sàn HoSE  thậm chí còn không bị bán ra.

Đáng lưu ý là sau phiên xả hàng ngày 16.7, giá những CP này ngày 17.7 vẫn tiếp tục tăng trần với lượng đặt mua lớn cho thấy sức mua vẫn rất mạnh. Đặc biệt "tứ trụ" của VN-Index đều xuất hiện khối lượng tranh mua ATO và ATC từ sớm.

Thống kê cuối ngày cho thấy mặc dù tổng cầu của nhóm CP này có suy giảm nhưng lực bán cũng không mạnh. Duy nhất STB xuất hiện quy mô lệnh bán lớn hơn lệnh mua, còn lại DPM, SSI và HPG tiếp tục vững vàng.

Đặc biệt sức cầu với HPG từ đầu tuần đến nay liên tục tăng và đạt mức cao nhất trong lịch sử: 3,64 triệu CK ngày 17.7. DPM có dấu hiệu đuối sức sau phiên xả hàng trên 3 triệu CP hôm 16.7 nhưng tổng mua vẫn lên trên 4 triệu đơn vị, gấp 5 lần lượng bán ra. DPM cũng có một tin không hỗ trợ là TCty Tài chính CP Dầu khí VN (PVFC) sẽ bán ra 2 triệu CP từ ngày 17.7. Dù vậy khối lượng này cũng không quá lớn so với nhu cầu của bên mua như đã thể hiện vừa qua.

Tại sàn Hà Nội, PVS tiếp tục giữ nhịp tốt với phiên tăng trần thứ 19 liên tục. Qua những phiên xả hàng ép giá vừa qua, PVS gần như không có hiện tượng bán tháo chứng tỏ đa số NĐT lướt sóng ngắn hạn đều đã hiện thực hóa xong lợi nhuận.

Điểm khó nhận biết trong giao dịch gần đây là tương đương với giá trị 1.273 tỉ đồng được rút ra, cũng có một lượng tiền tương ứng được rót vào thị trường. Sự "thay máu" này chưa cho thấy câu trả lời vì chưa rõ tiềm lực thực sự đủ đẩy thị trường đi thêm bao xa. Nếu khối lượng khớp lệnh khổng lồ ngày 16.7 đa số xuất phát từ hành động thu gom của các tổ chức hoặc NĐT có kinh nghiệm thì chắc chắn giá CK sẽ còn tăng tiếp vì đó là lượng mua tích lũy chủ động, chớp cơ hội giảm giá để mua vào.

Tuy nhiên chỉ số VN-Index tăng quá nhẹ (3,3 điểm) ngày 17.7 đang đem lại cảm giác bất an. Thậm chí, Index cuối phiên còn giảm gần 3 điểm so với mức mở cửa. Nguyên nhân một phần đến từ sự phân hóa trong nhóm CP dẫn dắt như VNM, VPL, VIC, ITA giảm hoặc không tăng đồng thời hàng loạt CP nhỏ khác giảm giá.

Diễn biến một vài phiên tới sẽ cho thấy xu hướng tiếp theo của thị trường cũng như điều gì thể hiện đằng sau khối lượng đột biến vừa qua. Sự trụ vững của nhóm CP dẫn dắt sẽ là tín hiệu rõ ràng nhất trong diễn biến hiện tại.

Rủi ro phân hóa

Sự phân hóa CP đã được cảnh báo từ trước và cùng với khối lượng giao dịch khổng lồ ngày 16.7, nguồn tiền được rút ra quá lớn đặc biệt là làm trầm trọng thêm tình trạng này. Sức mua rất mạnh đẩy giá gần như toàn bộ các CP lên kịch trần chủ yếu là do NĐT không tranh mua được những CP tốt. Ngày 16.7, dòng tiền mua ồ ạt theo phong trào này đã bị "bắt" gần hết.
 
Trong điều kiện thị trường hiện tại, nguồn tiền không thể dàn trải ra đều và mạnh ở tất cả các CP mà chỉ tập trung vào một số CP. Những CP tăng theo phong trào có sức mua vốn đã không thực sự mạnh, lại bị kẹt lại với giá trị lớn chắc chắn sẽ đuối sức ngay lập tức. Không còn nguồn tiền mới chạy vào, giá những CP này sẽ không tăng nhiều, thậm chí có thể bắt đầu giảm.

Ngày 17.7, có tới 63 CP giảm giá trong đó 37 mã giảm sàn là biểu hiện rõ ràng nhất. Sự phân hóa chắc chắn sẽ sâu sắc hơn trong những phiên tới. Trong đợt tăng giá này, rất nhiều CP được đẩy lên theo trào lưu chung với sức mạnh của giới đầu cơ chuyên nghiệp.

Tuy nhiên sức hấp dẫn của những CP này có hạn và dòng tiền đầu cơ sẽ rút ra khi đạt đến mức lợi nhuận kỳ vọng. Điều đáng tiếc là dòng tiền sẽ rất hiếm khi quay lại mà thay vào đó là tìm đến cơ hội mới. Sức mua do vậy sẽ yếu đi đáng kể và những người vào muộn sẽ gánh chịu rủi ro lớn.

Lao dong
Số lượt đọc: 6998  -  Cập nhật lần cuối: 19/04/24 04:56:53
  
Tin tiếp theo
 
© 2013 Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam (VIS)  
Trụ sở chính Chi nhánh TP HCM
Địa chỉ: Tầng 3, 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội Địa chỉ: Tầng trệt, 9 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 04 3944 5888 - Fax: 04 3944 5889 Điện thoại: 08 3915 2930 - Fax:08 3915 2931
Hỗ trợ khách hàng
Điện thoại: 04 3944 7037 - 04 3944 7036